Tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ

Authors: Nguyễn Thị Thủy

Đặng Huy Trứ sinh năm 1825, mất năm 1874, tự Hoàng Trung, hiệu Vọng Tân, Tỉnh Trai, là người làng Thanh Hương, xã Hương Xuân, huyện Hưng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông là một nhà Nho, một người yêu nước chống Pháp trên lập trường canh tân của dân tộc ở nửa cuối thế kỷ XIX.

Từ khi còn là thiếu niên, ông đã có nhiều bài thơ nói lên tình cảm của mình với quê hương, chòm xóm, thể hiện ý chí, hoài bão vì dân, vì nước của ông. Với bản chất trung thực, khảng khái, yêu chuộng lẽ phải nên ông thường bị kẻ xấu lợi dụng, dèm pha, cản trở. Cuộc đời làm quan của ông gặp nhiều gian truân, trắc trở. Từ khi ra làm quan (1856) và cho đến cuối đời, công việc của ông luôn phải thay đổi, ở nhiều nơi, trải qua nhiều chức vụ. Nhưng ở bất cứ cương vị nào, ông cũng đều thể hiện bản chất là người yêu nước, thương dân sâu sắc, cố gắng làm nhiều việc trong chức trách của mình để người dân đỡ khổ, để đất nước thêm giàu mạnh. Do hay bị cất nhắc, thưởng phạt, công việc hay thay đổi từ nơi này sang nơi khác, nên ông có điều kiện tiếp xúc với nhiều tầng lớp nhân dân,  mở rộng tầm nhìn, tạo cho mình một tư duy mới khi làm việc. Trên thực tế, ông đã làm được một số việc có lợi cho dân, cho nước trên lập trường đổi mới, canh tân của mình. Phan Bội Châu đã đánh giá ông là một trong “những người trồng mầm khai hoá đầu tiên ở Việt Nam”(1). Ông là người đi đầu tiêu biểu cho xu hướng đổi mới ở nước ta vào nửa cuối thế kỷ XIX, người có tư tưởng canh tân lỗi lạc đương thời mà giới nghiên cứu về giai đoạn lịch sử này không thể bỏ qua.
Đặng Huy Trứ làm quan được 2 năm thì thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Trước sức mạnh vật chất của phương Tây và thực trạng kinh tế – xã hội đang ngày một túng thiếu, khủng hoảng, ông đã quan sát và từng bước hình thành nên trong mình một tâm nguyện canh tân đất nước, nhằm đem lại sức mạnh cho dân tộc. Ông cho rằng, con đường đánh giặc chỉ có thể là “dùng kế tự cường, tự trị, dần dần khôi phục, đó là thượng sách”. Đối với ông, việc chống Pháp lúc này không thể chỉ dùng con đường đối đáp, thương thuyết. Bởi vì, theo ông, sức mạnh của thực dân phương Tây nói chung và của Pháp nói riêng là ở chỗ “tầu đồng súng mạnh”, ở sức mạnh kỹ thuật vật chất. Để chống lại sức mạnh đó của giặc thì mình cũng phải có sức mạnh tương đương. Tức là, chúng ta cũng phải dùng sức mạnh vật chất thì mới chế ngự, chiến thắng được giặc....

Title: Tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ
Authors: Nguyễn Thị Thủy
Keywords: Tư tưởng;Đặng Huy Trứ
Issue Date: 2016
Publisher: H.:ĐH KHXV & NV
Description: 91 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/54506
Appears in Collections:USSH - Dissertations

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này