Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2018
Hình ảnh
Phát triển nguồn nhân lực hướng tới nền kinh tế tri thức ở Việt Nam Authors:  Bùi, Thị Thiêm Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Trình độ phát triển của nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát triển của các quốc gia. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực. Trong thế kỷ XX, đã có những quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng do phát huy tốt nguồn nhân lực nên đã đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành công nghiệp hoá và hiện đại hoá chỉ trong vài ba thập kỷ. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm
Hình ảnh
Phát triển ngành kinh tế dịch vụ với việc sử dụng nguồn lao động nữ ở nước ta Authors:  Trần, Thị Mai Phương Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là làm một công việc cho người khác hay cộng đồng, là một việc mà hiệu quả của nó đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người, như: vận chuyển, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị máy móc hay công trình. Một định nghĩa khác về dịch vụ là: dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với sản phẩm vật chất. Có lẽ định nghĩa mang tính khoa học và phản ánh đúng nhất bản chất của hoạt động dịch vụ là như sau "đó là một hoạt động kinh tế tăng thêm giá trị, hoặc trực tiếp vào một hoạt động kinh tế khác, hoặc vào một hàng hóa thuộc một hoạt động kinh tế khác". Như vậy có thể định nghĩa một cách chung nhất: dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không t
Hình ảnh
Thi pháp huyền thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Authors:  Hoàng, Thị Bích Thảo Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950 , là nhà văn đương đại Việt Nam trong địa hạt kịch , truyện ngắn và tiểu thuyết với những góc nhìn mới, táo bạo. Nguyễn Huy Thiệp quê huyện Thanh Trì , thành phố Hà Nội . Thuở nhỏ ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Năm 1960 , gia đình chuyển về quê, định cư ở xóm Cò, làng Khương Hạ (nay là phường Khương Đình , quận Thanh Xuân ), Hà Nội. Năm 1970, ông tốt nghiệp khoa sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và theo ông bị đưa về làng dạy học tại Tây Bắc đến năm 1980, vì bố ông có làm việc với Pháp, cho nên lý lịch ông vì vậy bị xếp vào loại "không sạch”. [1] Năm 1980 , ông chuyển về làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo , sau đó, làm việc tại Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ cho đến khi về hưu. Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://reposit
Hình ảnh
Phân lập gene mã hóa enzyme cis-prenyltransferase 4 (CPT4) từ cây Cao su (Hevea brasiliensis) Authors:  Nguyễn, Huỳnh Cẩm Tú Phạm, Thị Mỹ Bình Trần, Thanh Lượng Trần, Thanh Nguyễn, Thị Hồng Thương Cis-prenyltranferase (CPT) là enzyme xúc tác phản ứng trùng ngưng liên tiếp các đơn vị isopentenyl diphosphate (IPP) lên các chất nhận allylic diphosphate để tổng hợp các cis-prenyldiphosphate với chiều dài chuỗi khác nhau, từ neryl diphosphate đến cao su thiên nhiên. Ngoài hai trình tự HRT1 (Hevea rubber transferase 1) và HRT2 (Hevea rubber transferase 1) mã hóa cho các cis-prenyltranferase tham gia trong quá trình tổng hợp cao su thiên nhiên đã được phân lập và nghiên cứu, các gene mã hóa các CPT còn lại trong họ enzyme cis-prenyltranferase vẫn chưa được khảo sát chức năng. Kết quả tra cứu ban đầu trên cơ sở dữ liệu hệ phiên mã của cây cao su Hevea brasiliensis bằng phần mềm TBLASTX với trình tự truy vấn HRT2 cho ra 6 “hit” trình tự. Trong số này có một “hit” chứa tr
Hình ảnh
Nét đẹp Á - Âu của Đại học Đông Dương Authors:  Châm Anh Kiến trúc sư người Pháp Ernest Hebrard tạo ra phong cách kiến trúc Đông Dương và áp dụng với ngôi trường trên phố Lê Thánh Tông (Hà Nội). ĐH Khoa học Tự nhiên và ĐH Dược Hà Nội ngày nay nằm trên địa điểm của ĐH Tổng hợp Hà Nội (1956) và ĐH Đông Dương xưa (1926), do kiến trúc sư người Pháp, Ernest Hebrard, thiết kế. Hệ mái ngói nhiều lớp theo hình bát giác, giữa các lớp mái là cửa nhỏ trang trí hoa văn, bên cạnh là hàng con sơn đỡ mái... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/24818 Title:  Nét đẹp Á - Âu của Đại học Đông Dương Authors:  Châm Anh Keywords:  Đại học Đông Dương;Công trình kiến trúc;Lịch sử phát triển Issue Date:  2016 Publisher:  H. : ĐHQGHN Citation:  Số 302 - Bản tin Đại học Quốc Gia Hà Nội Description:  TNS05025 ; 4 tr. URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/24818 Appears in Collections: VNU Bulletin
Hình ảnh
Phương pháp dự phòng bảo vệ tích cực đảm bảo độ tin cậy của hệ thống tính toán Authors:  Lê Quang Minh, Lê Khánh Dương, Nguyễn Anh Khiêm Bài báo này trình bày những phương pháp dự phòng bảo vệ nhằm đảm bảo độ tin cậy của hệ thống tính toán. Nội dung chính của bài báo là phân tích độ tin cậy của các hệ thống với các phần tử cấu thành không phục hồi, trình bày phương pháp tính độ tin cậy của hệ thống dựa trên cấu trúc của nó. Trong bài báo trình bày 3 phương pháp: dự phòng tĩnh, dự phòng chủ động, dự phòng tích cực như là sự kết hợp giữa dự phòng tĩnh và dự phòng chủ động. Đã áp dụng 3 phương pháp này vào một cấu hình hệ thống phân cấp cụ thể (Hierarchical Computing Systems), qua đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc lựa chọn phương pháp dự phòng đảm bảo độ tin cậy của hệ thống... Keywords:  Độ tin cậy, bảo đảm độ tin cậy, dự phòng tích cực, Hệ thống máy tính phân cấp. Issue Date:  2014 Publisher:  ĐHQGHN   URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10925
Hình ảnh
Khảo sát lỗi sử dụng động từ tiếng Việt (Trên tư liệu môn Ngữ văn của học sinh trường Trung học cơ sở Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội) Authors:  Nguyễn, Kiều Oanh   Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ. Dám cá rằng, không ít bạn trong chúng ta sử dụng những cặp từ này hàng ngày nhưng vẫn khó tránh khỏi sai sót. Hãy cùng xem đó là cặp từ gì và chia sẻ xem bạn có hay dùng nhầm không nhé! 1. Chia sẻ hay chia xẻ Hẳn nói đến cặp từ này, không ít bạn quả quyết "chia sẻ" mới là từ đúng bởi ít khi nhìn thấy ai dùng từ "chia xẻ" cả. Nhưng bạn có hay, hai từ này đều được sử dụng, mặc dù nghĩa của chúng có hơi khác nhau. Từ " chia sẻ ", "chia" có nghĩa là làm ra thành từng phần, từ một chỉnh thể; "sẻ" là chia bớt ra, lấy ra một phần. Do đó, "chia sẻ" có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng hưởng, hoặc cùng chịu đựng.
Hình ảnh
Nghiên cứu khai thác thiết bị địa vật lý magmapper G858 : Đề tài NCKH. QG.08.13 Nghiên cứu, tìm hiểu thiết bị máy đo từ trường trái đất MagMapper G-858: các đặc trưng của máy, mô tả các bộ phận và giới thiệu sơ lược chế độ hoạt động của máy từ G-858. Phân tích các phần mềm đo đạc và xử lý của thiết bị địa vật lý MagMapper G-858. Tiến hành thử nghiệm vận hành đo đạc ngoài thực địa của máy MagMapper G-858. Rút ra một số nhận xét về thiết bị đo từ G-858 bao gồm: máy đo từ trường Trái đất (còn gọi là từ kế hay máy thăm dò từ) G-858 là thiết bị hiện đại, vận hành khá đơn giản, kích thước nhỏ gọn nên sẽ rất thuận tiện trong điều kiện thực địa; các kết quả thử nghiệm cho thấy thiết bị này có tính ổn định cao trong di chuyển và biến động nhiệt độ; cần tiếp tục khảo sát độ ổn định trong mùa độ ẩm cao; nếu có điều kiện có thể đầu tư thêm đầu đo để có thể đo gradient từ... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23557
Hình ảnh
Nghiên cứu điều kiện tự nhiên vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc phục vụ xây dựng công viên địa chất (Geopark) : Đề tài NCKH. QG.08.12 Tổng hợp tài liệu và nghiên cứu bổ sung về địa chất, khắc họa tính đa dạng và độc đáo về địa chất của vùng nghiên cứu như một tài nguyên vô giá về địa chất xứng đáng được khai thác phục vụ du lịch. Phân loại địa hình, phát hiện những cảnh quan đẹp, hấp dẫn, phục vụ du lịch. Biên tập lại bản đồ nền địa chất cho vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc, xây dựng bản đồ địa mạo và bản đồ tiềm năng du lịch vùng cao nguyên đá vôi Đồng Văn - Mèo Vạc. Trên cơ sở đánh giá toàn diện các điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các thế mạnh còn ở dạng tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế du lịch bền vững cho vùng cao nguyên đá, đủ điều kiện để xây dựng một công viên địa chất (Geopark) Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên (chủ yếu là địa chất, địa lý - địa mạo) của vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc, tìm ra những n
Hình ảnh
Khảo sát một số hoạt tính sinh học trong cao chiết methanol từ rễ tơ và rễ tự nhiên cây bá bệnh (Eurycoma Longifolia Jack) Bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack) là loại thảo dược dùng điều trị bệnh sốt rét, ung thư, tiểu đường, rối loạn chức năng tình dục và tăng cường sức khỏe ở nam giới. Năm 2012, chúng tôi đã báo cáo phương pháp tạo rễ tơ của cây Bá bệnh với mục đích để tạo nguồn nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu làm thuốc. Trong bài báo này, chúng tôi khảo sát hoạt tính sinh học của cao chiết methanol rễ tơ và rễ tự nhiên cây Bá bệnh. Kết quả cho thấy cao chiết methanol rễ tơ và rễ tự nhiên ức chế sản xuất cytokine gây viêm IL-6 kích thích bởi Lipopolysaccharide (LPS) ở dòng tế bào THP-1 với IC50 tương ứng là 3,6 và 6,6 (µg/ml). Cao chiết methanol rễ tơ và rễ tự nhiên có hoạt tính gây độc tế bào ung thư ở mức trung bình trên các dòng tế bào HepG2, LU-1, MCF-7 với IC50­ tương ứng là 77,4, 61,1, 88,2 (µg/ml) và 63,8, 46,2, 54,8 (µg/ml). Tuy nhiên, cả hai lo
Hình ảnh
Xây dựng quy trình sản xuất rượu Brandy sử dụng quả bần chua (Sonneratia caseolaris) Trong nghiên cứu này chúng tôi đã xây dựng quy trình sản xuất rượu brandy bần chua ở quy mô lên men 350 l/mẻ, kết quả cho thấy sau 14 ngày lên men chúng tôi đã thu được dịch lên men có hàm lượng rượu đạt 16,5% (v/v). Dịch lên men đã được chưng cất để thu rượu mạnh, rượu thu được có mùi hăng sốc và khó uống do có chứa tạp chất với hàm lượng cao như acid (864 g/l), aldehyde (124,7 g/l), ester (211,2 g/l) và methanol (134,8 g/l). Bằng cách xử lý với NaOH và KMnO4 sau đó chưng cất lại, phần lớn các tạp chất này đã bị loại bớt, acid, aldehyde, ester và methanol trong rượu sau khi xử lý lần lượt còn là 130 g/l, 43 mg/l, 92,4 mg/l và 23,5 mg/l. Brandy bần chua cũng đã được ngâm với gỗ sồi theo các tỷ lệ khác nhau, kết quả cho thấy ngâm 1 l rượu (60%, v/v) với 3 – 3,25 g gỗ sồi sẽ cho màu sắc và mùi vị tốt nhất. Các số liệu phân tích và cảm quan chứng tỏ rằng rượu brandy bần chua hoàn toàn đáp ứ