Thơ ca Phan Bội Châu thể và vần

Authors: Mai, Ngọc Chừ

Trong lịch sử đấu tranh và văn học của dân tộc Việt Nam có một họ lừng danh góp công nhiều nhất và lớn nhất. Đó là họ Phan. Chúng ta có thể kể: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Huy Chú, Phan Đình Phùng, Phan Huy Ích, Phan Huy Vịnh, Phan Phu Tiên, Phan Kế Bính, Phan Thanh Giản, Phan Văn Trị, Phan Khôi... và Phan Ngọc Châu tức Nam Xuyên, Phan Quảng Nam, Chu Phụng Kỳ (bị ám hại ở bang California năm 1989).
Hôm nay tôi cùng các bạn đợc sơ lại tiểu sử và ngâm hát lại vài bài thơ tiêu biểu của người yêu nước kiệt xuất Phan Bội Châu.
Phan tiên sinh chào đời ngày 26-12-1867 và mất ngày 29-10-1940. Trước năm 1900 có tên là Phan Văn San và ông có các bút hiệu như Hải Thu, Thị Hán, Độc Tinh Tử, Việt Điểu, Sào Nam... Bút danh Việt Điểu và Sào Nam rõ ràng Phan tiên sinh lấy trong câu Việt điểu sào nam chi để bộc lộ tâm hồn yêu nước nồng nàn của ông.
Quê của Phan Bội Châu là làng Đan Nhiệm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một trong những địa linh nhân kiệt. Vì song thân đều tinh thông Hán học nên họ Phan sớm được giáo hóa bằng nghiên bút và bởi có thiên khiếu nên nổi tiếng thần đồng. Ông học thuộc Tam Tự Kinh chỉ có vài ngày và còn đặt ra Phan Tiên Sinh Luận Ngữ sau khi đọc Luận Ngữ lúc mới bảy tuổi. Năm Canh Tý (1900) ông dự kỳ thi hương, đậu Giải Nguyên, thủ khoa trường Nghệ.
Ngoài việc giáo dục văn chương, kiến thức Hán Nho, Phan quân còn được cha mẹ dạy dỗ tinh thần ái quốc, nên chưa đến tuổi trưởng thành ông đã tham gia tích cực phong trào Cần Vương.
Sau cuộc mưu toan cùng đồng ngũ đánh chiếm thành Vinh năm 1901 bị thất bại, ông vận động thành lập Hội Duy Tân năm 1904. Năm 1905, ông sang Trung Hoa rồi đi Nhật học hỏi, cầu viện, phát động phong trào Đông Du trong nước.  Đầu năm 1909 tổ chức Đông Du và trường Đông Kinh Nghĩa Thục gắng hoạt động không lâu bị thực dân Pháp đóng cửa, giải tán. Phan tiên sinh bị chính phủ Nhật trục xuất.
Năm 1910 ông quay lại Trung Hoa rồi tới Thái Lan để đi tìm đồng chí. Sau cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) Phan Bội Châu trở lại Trung Hoa lần thứ ba để thành lập Việt Nam Quang Phục Hội và Hội Chấn Hoa Hưng Á. Bất hạnh thay, năm 1913, ông bị chánh quyền Quảng Châu giam giữ hơn ba năm.
Tới năm 1924, Phan quân cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội thành Việt Nam Quốc Dân Đảng theo mẫu mực Trung Quốc Quốc Dân Đảng của Tôn Trung Sơn.
Ngày 30 tháng 6 năm 1925, trên đường đi từ Hàng Châu đến Quảng Châu, vừa tới ga Bắc Thượng Hải thì ông bị mật thám Pháp bắt cóc rồi đưa ra tòa đại hình Hà Nội kết án tù chung thân. Cuối cùng toàn quyền Merlin phải ân xá vì trước cao trào đấu tranh của đồng bào cả nước nhất loạt đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. Tuy thực dân Pháp thả ông, song trên thực tế họ đưa ông về sống ở Bến Ngự, Huế như một người tù giam lỏng cho đến ngày qua đời. Biệt hiệu Ông Già Bến Ngự ra đời vì thế.
Những tác phẩm chính của Phan Bội Châu:
Hịch Bình Tây Thu Bắc (1883)
Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư (1904)
Việt Nam Vong Quốc Sử (1905)
Hải Ngoại Huyết Thư (1906)
Việt Nam Quốc Sử Khảo (1908)
Trùng Quang Tân Sử (1913)
Ngục Trung Thư (1914)
Truyện Phạm Hồng Thái (1924)
Khổng Học Đăng (1935)
Phan Bội Châu Niên Biểu (1937)...

Title: Thơ ca Phan Bội Châu thể và vần
Authors: Mai, Ngọc Chừ
Keywords: Thơ ca;Phan, Bội Châu;Thể thơ;Vần thơ
Issue Date: 1989
Publisher: Đại học Tổng hợp Hà Nội
Citation: tr. 32-37
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/11126/5130
ISSN: 0866-8612
Appears in Collections:Chuyên san Nghiên cứu nước ngoài

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này