Bước đầu nghiên cứu các kiểu thảm thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn, Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình

Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu sơ bộ thảm thực vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn, Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình. Nghiên cứu chỉ ra rằng thảm thực vật của Khu bảo tồn được phân loại và mô tả thành 8 phân quần hệ của 6 quần hệ, bao gồm: (1) quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới đất thấp trên đá vôi, (2) quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp trên đá vôi, (3) quần hệ rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới đất thấp trên đất địa đới, (4) quần hệ trảng cây bụi chủ yếu thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở đất thấp và núi thấp trên đất địa đới, (5) quần hệ trảng cỏ dạng lúa thấp có cây bụi, không có cây gỗ, (6) quần hệ trảng cỏ cao không dạng lúa chủ yếu sống lâu năm. Trong đó, quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới đất thấp trên đá vôi có 2 phân quần hệ: (i) rừng kín lá rộng thường xanh đất thấp trên đá vôi bị tác động nhẹ, (ii) rừng kín lá rộng thường xanh đất thấp trên đá vôi bị tác động vừa đến mạnh; quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp trên đá vôi có 2 phân quần hệ: (iii) rừng kín lá rộng thường xanh núi thấp trên đá vôi bị tác động nhẹ, (iv) rừng kín lá rộng thường xanh núi thấp trên đá vôi bị tác động mạnh; quần hệ rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới đất thấp trên đất địa đới có 2 phân quần hệ: (v) rừng thưa lá rộng thường xanh đất thấp sau khai thác, (vi) rừng thưa lá rộng thường xanh đất thấp sau nương rẫy; quần hệ trảng cây bụi chủ yếu thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở đất thấp và núi thấp trên đất địa đới có 1 phân quần hệ: (vii) trảng cây bụi chủ yếu thường xanh có cây gỗ hai lá mầm rải rác; quần hệ trảng cỏ cao không dạng lúa chủ yếu sống lâu năm có 1 phân quần hệ: (viii) trảng cỏ cao thuộc họ Gừng, trảng Cỏ lào. Quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới đất thấp trên đá vôi và quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp trên đá vôi chiếm diện tích lớn nhất, phân bố ở tất cả 7 xã của khu bảo tồn, rừng thường có cấu trúc 2-3 tầng cây gỗ...

Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link:

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/61805



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này