Phát triển nguồn nhân lực hướng tới nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
Authors: Bùi, Thị Thiêm
Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Nhân
lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Trình độ phát triển của nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát
triển của các quốc gia. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi
trọng phát triển nguồn nhân lực. Trong thế kỷ XX, đã có những quốc gia
nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng do phát huy tốt nguồn nhân lực nên
đã đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành công
nghiệp hoá và hiện đại hoá chỉ trong vài ba thập kỷ.
Ở
nước ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con người là
trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế,
phát triển nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược
chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời,
phát triển nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi
thế cạnh tranh quốc gia.
Việc
phát triển nhân lực, một mặt, cần phải có tầm nhìn chiến lược phát
triển tổng thể và dài hạn, nhưng đồng thời, trong mỗi thời kỳ nhất định,
cần xây dựng những định hướng cụ thể, để từ đó đánh giá thời cơ, thách
thức, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân… để đề ra mục tiêu và giải
pháp phát triển thích hợp cho giai đoạn đó phù hợp với bối cảnh kinh
tế-xã hội trong nước và quốc tế...
Nhận xét
Đăng nhận xét